HOTLINE : 0188 681 7878

Monday, December 7, 2015

Rối loạn mỡ máu và những biến chứng khó lường

Rối loạn mỡ máu có nghĩa là lượng mỡ trong máu không ổn định, tăng cao hoặc thấp, lượng mỡ trong máu tăng cao trong thời gian dài dễ gây biến chứng nguy hiểm
Thành phần chính của mỡ máu là cholesterol, triglycerit, lipoprotein, apoprotein, axít béo tự do và phospholipide có hệ số nhất định ở người bình thường. Trong đó đáng ngại nhất là cholesterol và triglycerit.
Có nhiều nguyên nhân gây rỗi loạn mỡ máu, trong đó chế độ dinh dưỡng chiếm đa số, như ăn nhiều thit đỏ, ăn nhiều phủ tạng động vật, tiết canh, tôm, uống nhiều rượu bia…hay do lười vận động hoặc cũng có thể liên quan tới một số yếu tố như di truyền, lão hóa….
Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn mỡ máu
Lượng mỡ trong máu tăng cao kéo dài sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng về hệ tim mạch, nếu không phát hiện sớm, điều trị và dự phòng tốt. Khi lượng mỡ trong máu tăng cao dễ gây lắng đọng trong thành mạnh, gây xơ vữa, làm hẹp động mạch gây cản trở sự lưu thông hoặc tắc nghẽn mạch máu, khiến lượng máu tới tim, não bị suy giảm gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ rất nguy hiểm.
Ngoài ra, mỡ máu cao còn có thể gây tắc mạch ở ruột gây hoại tử ruột, ở chi gây tắc mạch máu chi hoặc gây viêm tụy, bệnh lý đái tháo đường týp 2, tê chân, bệnh gan nhiễm mỡ…
Lời khuyên của bác sỹ
Đa số trường hợp tăng mỡ máu chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt là có thẻ khỏi bệnh, khỏe mạnh bình thường, một vài trường hợp phải dùng thuốc.
Để phòng bệnh rối loạn mỡ máu cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, nên hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa các chất béo và cholesterol như: bơ, sữa toàn phần, thịt xông khói, dầu dừa, dầu quả cây cọ, các phủ tạng động vật, da gà, da vịt, da ngỗng. Tránh các loại thực phẩm có chứa trans fat, hạn chế thịt đỏ.
Người béo phì cần giảm cân, có chế độ ăn hợp lý, tránh xa rượu, bia khi đã tăng mỡ máu. Nên tâp thể dục mỗi ngày, bài tập đi bổ mỗi ngày 60 phút chia làm nhiều lần trong ngày rất tốt cho tim mạch.
Ngoài ra, người cao tuổi cần đi khám bệnh định kỳ để biết được tình trạng mỡ máu của mình, trên cơ sở đó sẽ được bác sĩ khám bệnh điều chỉnh liều lượng sử dụng thuốc giảm mỡ máu hợp lý