HOTLINE : 0188 681 7878

Tuesday, May 31, 2016

tăng cường sinh lực cho nam giới bị cao huyết áp

Cao huyết áp ko chỉ tác động phổ thông đến sức khỏe tổng thể mà nó còn tác động nghiêm trọng tới chuyện chăn gối, làm thế nào để tăng cường sinh lực cho người bị cao huyết áp?
những nghiên cứu mới đây cho biết testosterone nội sinh là giải pháp đặc hiệu “2 trong 1”, vừa củng cố sinh lực vững bền, vừa cải thiện hiệu quả bệnh lý tăng áp huyết cho phái mạnh.
Tuổi tác tỷ lệ thuận với sự gia nâng cao đáng đề cập về nguy cơ nâng cao áp huyết. Sau tuổi 40 – 45, nguy cơ cao huyết áp ở nam giới cao gấp nhiều lần phụ nữ.
Cao áp huyết là nhân tố nguy cơ chính gây tai biến huyết mạch não, nhồi máu cơ tim, bệnh thận mạn tính… Người bị cao áp huyết thường gặp phải hiện trạng “trên bảo dưới không nghe”. gần 50% nam giới trên 40 tuổi mắc bệnh nâng cao huyết áp bị rối loàn cương dương. Tệ hơn, ngay cả nam giới trong độ tuổi 30 lúc sở hữu nguy cơ nâng cao huyết áp cũng dễ gặp phải những rắc rối về đời sống tình dục.
cao huyet ap gay yeu sinh ly nam gioi
những nhà công nghệ thế giới phát hiện, sở hữu một mối tương quan nghịch giữa áp huyết và nồng độ Testosterone ở nam giới: áp huyết tăng thì Testosterone sẽ giảm, và ngược lại, lúc Testosterone được giữ ở mức cho phép thì chỉ số huyết áp sẽ được cải thiện đáng nhắc.
Testosterone là hóc môn ở nam giới được sinh ra do sự phối hợp giữa não bộ – tuyến yên ổn – tinh hoàn, chuyển hóa từ cholesterol. bởi vậy, ví như Testosterone được sinh tổng hợp số đông sẽ giúp cơ thể dùng hiệu quả cholesterol, ức chế sự lớn mạnh các tế bào mỡ, góp phần ngăn chặn hình thành mảng bám trong lòng mạch.
Testosterone giúp giảm độ đậm đặc của máu, cải thiện độ đàn hồi của động mạch để loại máu lưu thông tiện dụng và áp huyết ổn định. sở hữu đời sống sinh lý, Testosterone với khả năng quyết định chừng độ thèm muốn dục tình, chỉ đạo chức năng cương dương và duy trì đời sống sinh lý sung mãn cho nam giới.
lúc nam giới bước vào tuổi 30, 40, Testosterone bắt đầu sụt giảm dẫn đến những huyết mạch mất dần tính đàn hồi, trở nên xơ cứng. đặc biệt, quá trình chuyển hóa suy giảm làm cholesterol trong máu tăng, mỡ tàng trữ và xâm lấn vào nội mạc mạch máu hình thành những mảng xơ vữa, cản trở loại chảy của máu, gây tăng áp huyết. lúc các mạch máu dẫn tới dương vật bị cản trở, hài hòa suy giảm Testosterone càng làm cho nam giới dễ bị rối loạn cương, tự ti, tự ti nhiều hơn.

Monday, May 30, 2016

Thực phẩm bẩn đe dọa sức khỏe của gan

Chất độc trong thực phẩm khi vào cơ thể sẽ kích hoạt tế bào Kupffer trong gan quá mức, phóng thích các chất gây viêm tấn công tế bào gan, gây ra nhiều bệnh lý gan nguy hiểm
Vậy thực phẩm như thế nào gọi là bẩn? Đây từ để gọi chung cho thực phẩm không hợp vệ sinh, thể chứa vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, ký sinh trùng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, chất tạo nạc, các loại kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia tạo màu, mùi, hình dáng độc hại…
Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2015 cho biết thực phẩm “bẩn” chính là nguyên nhân của 200 căn bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy đến ung thư. Ước tính mỗi năm có đến 600 triệu người mắc bệnh, 420.000 người bị cướp đi sự sống vì thực phẩm “bẩn”. Cũng theo WHO, thức ăn và nguồn nước “bẩn” là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm gan A và E. Hay sử dụng các loại thực phẩm “bẩn” có chứa độc tố Aflatoxin chính là “thủ phạm” gây ung thư gan – một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới.
thuc pham ban de doa suc khoe gan
Bằng nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học thế giới đã chỉ rõ diễn tiến độc chất khi vào đến gan sẽ gây hại gan theo 2 cách:
Một mặt chúng trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer, khiến tế bào này “nổi loạn” phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan, từ đó dẫn đến suy gan, viêm gan, làm tăng men gan, kích hoạt quá trình xơ hóa gây xơ gan, ung thư ga.
Mặt khác, các độc chất cũng khiến tế bào gan phải làm việc quá sức để khử độc, và quá trình này làm sản sinh liên tục các sản phẩm trung gian độc hại tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer, từ đó càng gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, hư hại.

Friday, May 27, 2016

Dùng nước ép cà rốt điều trị ung thư giai đoạn cuối

Một người phụ nữ tại Mỹ phát hiện bị ung thư đại tràng và ung thư phổi năm 2012. Sau khi kiên trì dùng nước ép cà rốt, khoảng 1 năm sau cô đã đẩy lùi được bệnh
Cô Ann Cameron được chẩn đoán ung thư phổi và ung thư đại tràng năm 2012. Nhưng đến 1/8/2013, cô nhận được kết quả khỏi bệnh. Chia sẻ về điều kỳ diệu này, cô cho rằng cà rốt có thể chữa ung thư không cần hóa trị, xạ trị hay thay đổi chế độ ăn uống.
Năm 2012. Cô được chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 3 được đề nghị phẫu thuật nhưng cô từ chối, và khuyến nghị hóa trị nhưng vài tháng sau ung thư di căn sang phổi.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết bức xạ sẽ không thể can thiệp được và khuyến nghị hóa trị để làm chậm sự suy giảm về mặt sức khỏe, nhưng cho biết hóa trị sẽ không chữa được bệnh ung thư. Tôi hỏi các bác sĩ phẫu thuật về thời gian còn lại của mình và ông cho biết nếu không thực hiện hóa trị, tôi chỉ sống 2-3 năm nữa và thời gian cũng không nhiều nếu hóa trị.
Lúc này cô vô cùng quẩn trí, nhưng may mắn mỉm cười khi cô vô tình đọc được thông tin nói rằng uống nước ép cà rốt hàng ngày tiêu diệt tế bào ung thư tế bào trên cổ ông và một vài người khác đã nói với ông nước ép đã giúp điều trị nhiều loại ung thư. Từ đó cô bắt đầu uống nước ép trái cây từ 2kg cà rốt mỗi ngày.
day lui ung thu bang nuoc ep ca rot
Một tháng sau, theo kết quả chụp PET – kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dựa trên hoạt tính sinh học của tế bào ung thư, sự hiện diện của các “điểm”, nốt bạch huyết sưng lên, và hai khối u nhỏ trong hạch to ở giữa phổi và đang phát triển nhanh chóng.
Uống nước ép cà rốt, không giống như một số chất bổ sung mà bác sĩ ung thư cấm trong điều trị thông thường, hoàn toàn tương thích với các bức xạ hoặc hóa trị; nhưng tôi không muốn hóa trị vì tôi đã nghiên cứu và sợ tác dụng phụ của nó.
Vì vậy, cô không dùng hóa chất, không bức xạ, không dùng phương pháp điều trị khác và không thay đổi chế độ ăn uống ngoài việc tiêu thụ cà rốt, tiếp tục ăn thịt, kem và nuông chiều bản thân.
Năm 2013. Sau khi uống nước ép cà rốt 8 tuần và kiểm tra chụp CT. Kết quả cho thấy, tế bào ung thư không phát triển, một số co rút và các hạch bạch huyết sưng lên ít hơn. Chỉ trong 8 tuần, sự tăng trưởng của các khối u đã dừng lại.
6 tháng sau cô vẫn duy trì uống nước ép mỗi ngày trừ khi đi du lịch. Lúc đầu, tôi dùng máy ép trái cây với 1 lít nước và 2kg cà rốt. Tôi làm nước ép cho cả ngày vào buổi sáng, uống một phần và giữ phần còn lại trong tủ lạnh uống trong ngày.
Mỗi tháng hoặc vài tháng, tôi đi du lịch một lần, mỗi đợt khoảng 3-4 ngày liên tiếp mà không uống nước ép. Kết quả chụp CT vào cuối năm cho thấy, không phát triển thêm tế bào ung thư mới, không sưng hạch bạch huyết và các khối u co rút hơn nữa.
Vừa qua sau khi kiểm tra lại, trong cơ thể cô không còn tế bào ung thư.
Cô cũng chia sẻ sau 2 tuần uống cà rốt ép, căn bệnh không có tiến triển tốt. 8 tuần sau, các khối u đã ngừng phát triển và thu hẹp kích thước. 4 tháng sau, tất cả các hạch bạch huyết ở phổi của trở lại bình thường. 8 tháng sau, dấu hiệu của bệnh ung thư biến mất hoàn toàn.
Công thức điều trị ung thư từ cà rốt
  • 6 củ cà rốt
  • Mảnh nghệ tươi to cỡ 3cm hoặc 1/4 – 1/2 muỗng cà phê khô.
  • 1/2 trái chanh, lột vỏ (không bắt buộc để kiềm hóa và nâng hương vị).
  • 1/2 chén nước.
  • 1/8 muỗng cà phê quế khô.
Cho nguyên liệu thông qua máy ép trái, xen kẽ cà rốt với củ nghệ và gừng sau đó uống luôn hoặc rây qua lưới. Có thể trộn quế và pha loãng với nước nếu muốn.

Wednesday, May 25, 2016

Bệnh khí phế thũng có nguy hiểm?

Khí phế thũng là một bệnh thuộc về đường hô hấp dưới. Bệnh xảy ra do giảm khả năng đàn hồi, thậm chí làm mất khả năng hồi phục thành của các tiểu phế quản và phế nang do viêm nhiễm kéo dài. 
Bệnh khí phế thũng chỉ gặp ở người lớn. Các tổ chức phổi như phế quản, phế quản trung bình, tiểu phế quản và tiểu phế quản tận cùng (có thể gọi là phế nang) đều có nguy cơ nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính kéo dài, đặc biệt là phế nang. Bởi vì phế nang được cấu tạo không có tổ chức sụn như các phế quản khác, cho nên nếu bị căng giãn liên tục, kéo dài rất dễ bị tạo thành túi khí và khi đó được gọi là bệnh khí phế thũng.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây nên khí phế thũng rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phế quản mạn tính, kéo dài do viêm nhiễm bởi vi sinh vật hoặc do tác động của hoá chất độc hại, bụi bẩn, khói do các chất đốt (khói bếp, khói thuốc lá, thuốc lào). Vì vậy, những người nghiện thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ mắc bệnh khí phế thũng khá cao do khói thuốc lá, thuốc lào có thể làm tê liệt tạm thời các lông chuyển của thành phế quản, tiểu phế quản và phế nang mà ở người bình thường các lông chuyển này có tác dụng rất lớn để đẩy các chất gây kích ứng và các mầm bệnh (vi sinh vật, bụi…) ra khỏi đường hô hấp. Khi các lông chuyển bị tê liệt, các chất gây kích ứng sẽ bị ứ đọng lại ở phế quản và dần dần thâm nhiễm vào các phế nang gây viêm và cuối cùng làm xơ hoá các sợi chun gây nên bệnh khí phế thũng.
Bệnh khí phế thũng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu một loại protein có tên là AAT (Anpha1-Antitripsin). Đây là một loại protein có tác dụng bảo vệ các cấu trúc chun của phổi tránh tác động của một số men (enzym). Nếu thiếu protein AAT có thể dẫn đến tổn thương phổi tiến triển và hậu quả là bị bệnh khí phế thũng. Hậu quả của bệnh hen suyễn mạn tính hoặc bệnh lao phổi kéo dài nhiều năm cũng làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phế nang và cả hệ thống mao mạch của tổ chức phổi mà hậu quả có thể gây khí phế thũng. Ngoài ra, bệnh khí phế thũng có thể do nghề nghiệp như một số nghệ sĩ thổi kèn (nhạc công), công nhân thổi bóng đèn thuỷ tinh hoặc bị bệnh bụi phổi gặp ở những công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi của  hầm lò.
Bệnh khí phế thũng có triệu chứng gì đặc biệt?
Khó thở là triệu chứng thường gặp, đặc biệt là khó thở ra, nhất là lúc mang vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi. Khó thở có thể tăng lên khi nằm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nào đó, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phế quản - phổi, áp-xe phổi…). Môi người bệnh thường tím tái do thiếu ôxy. Lồng ngực  biến  dạng (lồng ngực có dạng hình thùng). Khi bệnh đã nặng, có thể bị phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
Để chẩn đoán, cần làm các xét nghiệm máu ngoại vi, đo chức năng hô hấp, chụp Xquang phổi, tốt hơn là chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI).
Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi rất nguy hiểm cho tính mạng.
Điều trị như thế nào?
Mục tiêu của điều trị đối với khí phế thũng là làm giảm triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển và biến chứng. Điều trị bao gồm các thuốc giãn phế quản, chống viêm để giải quyết tình trạng khó thở cũng như hỗ trợ tống đờm ra ngoài. Các thuốc này có thể thông qua đường hít (dạng khí dung) hoặc đường uống. Corticoid có thể dùng dạng hít trong điều trị cơn cấp hoặc dùng trong cả điều trị dự phòng. Nếu thấy có nhiễm trùng phải dùng kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh cần tuân theo và không tự động đổi thuốc, thay liều lượng hoặc tự động ngưng thuốc. Cần đến khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.
Nguyên tắc phòng bệnh
Vệ sinh đường hô hấp trên là hết sức cần thiết. Cần vệ sinh hàng ngày họng, hầu, mũi, răng, miệng bằng hình thức đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối. Khi bị viêm đường hô hấp cần đi khám bệnh để được khám, điều trị dứt điểm và tư vấn cẩn thận. Cần vệ sinh môi trường sống và môi trường làm việc tốt: bảo hộ lao động tốt, tránh khói bụi, nhất là khói bếp (dùng bếp ít khói và cửa thông gió tốt), khói thuốc (không hút thuốc). Những nhạc công thổi kèn cần tập thở đều đặn hằng ngày (hít sâu, thở ra). Cần phải thực hiện triệt để tiêm vắc-xin phòng bệnh lao (vắc-xin BCG) cho trẻ sơ sinh và cả cho những người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao.
BS. Việt Thanh

Monday, May 23, 2016

4 thực phẩm gây bệnh gan phổ biến nhất

Thực phẩm bị mốc, rượu bia, dầu mỡ biến chất… là những thực phẩm gây bệnh gan thường gặp nhất, hãy hạn chế thực phẩm này để bảo vệ gan
Thức ăn bị mốc. Chất aflatoxin trong thức ăn bị mốc có thể gây ung thư gan, thời gian phát bệnh rất nhanh, chỉ trong vòng 24 tuần. Vì vậy cần bảo quản thức ăn cẩn thận, khi thấy bị mốc cần bỏ ngay, đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, mía, dầu đậu phộng.
Đồ muối chua. Bắp cải muối, dưa muối, cá muối và dưa chua làm món khai vị khá ngon, nhất là khi thời tiết nóng, nhiều người thích ăn cơm với dưa chua vì hợp khẩu vị. Dưa chua có chứa một lượng nitrosamine cao được chứng minh gây ung thư gan, do vậy tốt nhất không ăn đồ muối chua hoặc ăn hạn chế.
Dầu thực vật, mỡ động vật đã biến chất. Dầu mỡ để lâu sinh ra chất hóa học MDA, có thể tạo ra polymer phản ứng với protein và DNA trong cơ thể, gây đột biến cấu trúc protein, làm cho tế bào đột biến thành tế bào ung thư. Ngoài ra, các polymer có thể cản trở việc MDA tái tạo DNA và đẩy nhanh quá trình lão hóa ở người. Vì vậy các chuyên gia khuyên khi sử dụng dầu thực vật và động vật không nên lưu trữ quá lâu, đặc biệt không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.
Rượu. Uống rượu thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Khi tế bào dạ dày bị tổn thương, các chất độc hại trong thực phẩm có thể được hấp thụ vào dạ dày và gây ra viêm gan do rượu, làm tổn hại đến chức năng giải độc của gan, là yếu tố gây xơ gan và ung thư gan. Chuyên gia khuyên rằng nam giới trưởng thành uống không quá 2 ly rượu, nữ giới dùng không quá một ly mỗi ngày.

Thursday, May 19, 2016

Mẹo hay phòng béo phì cho trẻ

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhất là ở những thành phố lớn đang ngày một gia tăng. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại vì trẻ thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường... 
Trẻ bị thừa cân, béo phì thường hay có mặc cảm về hình thức của mình. Béo phì ở trẻ em có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng vì nó liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật, tử vong của trẻ em ở tuổi trưởng thành. Ở những trẻ này cần có chế độ ăn uống thích hợp, luyện tập thể dục thể thao… Nhưng theo các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện một phương pháp mới giúp dự phòng béo phì ở trẻ em đó là hãy ăn chậm thức ăn.

Bạn biết rằng khi ăn thì cách bạn ăn cũng quan trọng như lượng thức ăn được ăn vào.
Nếu bạn ăn cơm trưa trong bầu không khí ồn ào, căng thẳng, đang đi trên đường hay vừa ăn vừa xem máy vi tính…thì có nhiều nguy cơ dẫn đến thừa cân.
Nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Californie-Mỹ cho thấy một mẹo hay giúp trẻ tránh thừa cân, béo phì đó là ăn chậm lại. Một mẹo nhỏ, đơn giản mà các nhà Dinh Dưỡng thường hay khuyên chúng ta.
Theo các nhà nghiên cứu thì tín hiệu “no” chỉ đến não bộ trung bình khoảng 15 phút sau khi chúng ra đã bắt đầu ăn.
Công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học “Pediatric Obesity”, các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát 54 trẻ, tuổi từ  6-17 tuổi trong vòng một năm. Các trẻ được chia làm hai nhóm: nhóm đầu tiên theo sự khuyến cáo của các nhà nghiên cứu, trong khi nhóm khác ăn như  thói quen thường lệ.
Cuối đợt nghiên cứu , kết quả thu được là có ý nghĩa: những trẻ ở nhóm 1 giảm trung bình 3,4-4,8% trọng lượng cơ thể sau một năm. Trong khi đó ở nhóm 2 đã tăng thêm trung bình 8,3-12,6 % trọng lượng cơ thể so với cùng kỳ.
Vì vậy để tiêu thụ một lượng thức ăn vừa phải và hợp lý nên ăn chậm lại. Theo các nhà nghiên cứu thì trẻ nên ăn chậm lại, thời gian cần thiết giữa hai “miếng ăn” là 30 giây.
Ưu điểm của cách thức này là có thể áp dụng cho tất cả các trẻ em., không rắc rối, phức tạp như chế độ ăn uống. Thực sự chỉ cần thay đổi thói quen ở trẻ.
Một việc làm tưởng chưng đơn giản nhưng đem lại hiệu quả thật là “to lớn”!
Bs Ái Thủy
(Theo Topsante)

Wednesday, May 18, 2016

Vì sao gầy nhom vẫn mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường thường gặp ở người thừa cân béo phì, nhưng cần biết rằng bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh tiểu đường, kể cả người gầy
Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân và biểu hiện?
Bệnh tiểu đường thường có liên quan tới di truyền trong gia đình, hoặc do thay đổi lối sống dẫn đến thừa cân, béo phì. Một số dấu hiệu cần đi khám ngày đó là uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, lãng tai, hay đói, vết thương lâu lành, mệt mỏi, sụt cân, ngứa da và nhìn mờ.
Bất kì ai cũng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, tuy nhiên, một số người thừa cân béo phì được coi là có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Ngoài ra còn có liên quan tới yếu tố di truyền, ít vận động, lớn tuổi, ăn uống không khoa học, bị bệnh về tuyến tụy, sử dụng thuốc lợi tiểu, sinh con > 4kg.
Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường
Đái tháo đường không thể chữa khỏi, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng chất lượng sống nặng nề, thậm chí tử vong.
Một số biến chứng nguy hiểm của tiểu đường
  • Biến chứng ở mắt, gây tổn gây tổn thương và phá hủy các mao mạch ở đáy mắt. Bệnh nhân sẽ cảm thấy thị lực suy giảm nhanh chóng, thậm chí mù lòa.
  • Biến chứng hoại tử do mất cảm giác dây thần kinh ngoại biên,  không có cảm giác đau nên khi chân bị thương, bệnh nhân khó nhận biết, từ đó vết thương hoại tử, gây lở loét.
  • Huyết áp cao, có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, từ đó dễ tai biến mạch máu não, bệnh lý tim mạch, tử vong.
  • Suy giảm chức lọc và bài tiết của thận (suy thận)
  • Dễ nhiễm trùng do suy giảm sức đề kháng
  • Ăn kiêng để điều trị bệnh làm hạ đường huyết
  • Hôn mê…

Monday, May 16, 2016

Cách đào thải độc tố khi ăn cá nhiễm độc

Cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung bị nghi ngờ là do nhiễm kim loại nặng khiến nhiều người hoang mang, nếu không may ăn phải cá nhiễm độc, phải làm gì?
Không chỉ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế mà còn tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe trước tình trạng có độc tố và tảo đỏ tồn dư kim loại nặng trong hải sản. Khi chì, thủy ngân, cadmium và asen…vào cơ thể sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe con người.
Kim loại nặng vào cơ thể bằng cách nào?
Hít phải. Do không khí ô nhiễm, khí thải công nghiệp, chất thải từ các phương tiện giao thông, công nhân làm trong nhà máy, hầm mỏ, khu công nghiệp, nhà máy giấy, chế biến và các nhà máy điện hạt nhân đặc biệt nhạy cảm với các kim loại nặng trong không khí.
Ăn. Khi thực phẩm từ động vật là nguồn chính khiến con người bị nhiễm kim loại. Ngoài ra, con người uống nước từ nguồn bị nhiễm nước thải công nghiệp.
Hấp thu. Tiếp xúc với không khí hoặc đất bị nhiễm bệnh là con đường chính khiến cơ thể dễ bị nhiễm kim loại gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng tới tim mạch gây tử vong. Cụ thể, Chromium và cadmium có thể gây ung thư phổi. Chì có thể gây ra rối loạn thiếu máu, liệt não và thận. Đặc biệt, thủy ngân có thể dẫn đếm viêm miệng, run, rối loại thần kinh. Trong khi đó, Asen có thể gây giảm sắc tố, bệnh tiểu đường và ung thư da.
Làm thế nào để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
Uống đủ nước. Cơ thể được tạo thành từ 65% từ nước, chỉ riêng điều này đã chứng tỏ khi cơ thể bị thiếu nước sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe. Để có một cơ thể khỏe mạnh thì nước là không thể thiếu, mất nước là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân bằng oxy hóa, cản trở khả năng của cơ thể trong việc chống lại các tế bào gây hại.
Ăn thực phẩm lên men. Vai trò của vi khuẩn đường ruột hoặc chế phẩm sinh học trong việc loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ thể được biết đến rộng rãi. Trong khi đó, thực phẩm lên men rất giàu probiotics. Lợi khuẩn giống như vi khuẩn axit lactic (lactobacillus) có khả năng loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ thể, đặc biệt là chì. Thực phẩm lên men có chứa vi khuẩn có lợi này bao gồm sữa chua probiotic, váng sữa, phó mát làm từ sữa đã gạn kem, đậu hũ lên men, dưa chuột muối, củ cải và tỏi…

Thursday, May 12, 2016

1001 phương thuốc chữa bệnh kỳ diệu từ củ tỏi

Tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí, làm ấm tỳ vị, giải độc, sát trùng và chống viêm. Vì vậy, tỏi được dùng để chữa rất nhiều bệnh như ho, viêm họng, mụn nhọt, nấm, rụng tóc, rắn cắn, tiêu chảy, đau bụng, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tiểu đường, ung thư....
Dưới đây là những cách chế biến để tỏi phát huy hết công dụng. 
Những cách biến củ tỏi thành công cụ chữa bệnh kỳ diệu
Tỏi tươi: là một dạng dễ dùng có thể ăn sống hoặc cho vào nước chấm. Với 2 tép tỏi tươi mỗi ngày bạn có thể loại bỏ được vi khuẩn trong khoang miệng. Tuy nhiên, việc ăn nhiều tỏi tươi sẽ gây ra chứng tan máu. Vì tỏi tươi thường có mùi hôi nên thường được chế biến thành nhiều dạng khác. Có thể dùng nước tỏi tươi để trị một số bệnh như: cảm cúm (lấy nước tỏi pha theo tỉ lệ 1:10 với nước sôi để nguội rồi nhỏ vào mũi từ 2-3 lần mỗi ngày), đầy bụng, khó tiêu (mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày 2 - 3 lần). 
Tỏi đen: Tỏi mua về để nguyên vỏ, cho vào lọ thủy tinh, bịt kín rồi cho vào nồi điện. Đun ở nhiệt độ 55 độ C, để như vậy trong 40 ngày cho tỏi lên men. Không chỉ làm thức ăn mà tỏi đen còn có công dụng chống ôxy hoá, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, điều hoà khí huyết. Nước uống giải khát tỏi đen, cao tỏi đen, rượu ngâm tỏi đen, viên nang tỏi giúp giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng, cải thiện xơ vữa động mạch, cao huyết áp, cải thiện chức năng hệ tiêu hoá và đường ruột, tiểu đường, tim mạch.
Những cách biến củ tỏi thành công cụ chữa bệnh kỳ diệu
Tỏi ngâm giấm: Tỏi ngâm giấm có rất nhiều tác dụng vì trong môi trường axit, công dụng của tỏi tăng lên gấp 4 lần bình thường.
Cách làm: lấy 100 g tỏi tươi ngâm với 200ml giấm gạo, sau khoảng 10 ngày là có thể dùng được. Tỏi ngâm giấm có thể trị được các bệnh như ho, viêm họng, cảm cúm, tiểu đường (ăn khoảng 5g tỏi ngâm giấm mỗi ngày, liền trong vòng 1 tháng sẽ hạn chế được lượng đường trong máu), huyết áp (dùng 10g tỏi ngâm giấm mỗi ngày).
Rượu tỏi: Dùng 50g tỏi bóc vỏ ngâm với 200ml rượu trắng, đậy kín bình để ra chỗ thoáng mát có ánh nắng mặt trời, sau 7 ngày là có thể mang ra dùng, tỏi ngâm rượu để càng lâu thì tác dụng càng tốt. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 30ml. Công dụng: dùng trong bệnh thấp khớp (dùng rượu tỏi xoa bóp vào chỗ đau nhức mỗi ngày trước khi đi ngủ).
1001 phương thuốc chữa bệnh kỳ diệu từ củ tỏi
Trà tỏi: có thể chế biến theo hai cách: 
- Tỏi 30g, sơn trà 60g, thảo quyết minh 20g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi hãm với nước sôi trong bình kín cùng với thảo quyết minh và sơn trà, chờ khoảng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hạ mỡ máu, chống béo phì.
- Tỏi vỏ tím 20g, kim ngân hoa 12g, trà xanh 6g, cam thảo 4g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã nát rồi đem hãm với nước sôi cùng với kim trà xanh, kim ngân và cam thảo, sau khoảng 15 phút thì dùng được, có thể uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc.
Những cách chế biến tỏi thành món ăn chữa bệnh
Món 1: Lấy 30g tỏi, 1 con chim bồ câu. Chim bồ câu làm thịt, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị, cho thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh.
Món 2: Tỏi 100g, thịt dê nạc 500g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng rồi ướp gia vị, tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ, đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: bổ thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.
Món 3: 30g tỏi, 250g thịt yếm ba ba. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán sơ qua. Tỏi bóc vỏ cho vào chảo rán cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như hành, gừng, đường, muối, một chút rượu và nước vừa đủ, ninh trong 30 phút là được. Công dụng: bổ thận.
Món 4: Tỏi 50g, dạ dày lợn nửa cái, sa nhân 1,5g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm đến khi chín nhừ là được, cho thêm một chút mì chính, ăn nóng. Công dụng: bổ hư nhược, kiện tỳ vị.
Ngọc Trang

Sunday, May 8, 2016

Nên ăn gì để mắt sáng khỏe đẹp?

Lựa chọn đúng thực phẩm không chỉ mang lại cho bạn sức khỏe tốt, mà còn đẹp nữa, vậy ăn gì để mắt sáng khỏe đẹp?
Hàu và cá hồi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn hàu và cá hồi vì thực phẩm này có hàm lượng acid béo chuỗi dài omega 3, vitamin E, iode, kẽm, selene mà cá đem lại cho người sử dụng rất cần thiết để phòng chống bệnh mắt, bệnh tim mạch, bệnh ung thư.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh axít béo omega – được tìm thấy có rất nhiều trong cá hồi. Những chất dinh dưỡng hữu ích trong cá hồi có thể bảo vệ võng mạc và ngăn ngừa mù lòa.
Axít béo Omega-3 trong cá hồi giúp bảo vệ độ ẩm thiết yếu của mắt và chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng. Việc thường xuyên tiêu thụ axít béo omega-3 giúp bảo vệ các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng mắt, từ đó giảm chứng khô mắt và cận thị, giúp cho đôi mắt luôn sáng kể cả khi về già. Theo đó, bạn nên ăn cá hồi ít nhất hai lần một tuần.
Ngoài ra, lượng DHA, phospholipid cũng rất dồi dào trong cá. Trong một nghiên cứu mới đây cho thấy, DHA có thể cứu cánh cho bệnh nhân bị bệnh võng mạc sắc tố, nó cũng có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các viêm nhiễm dạng tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn.
Các loài nhuyễn thể, hải sản không những ngon miệng mà còn có nhiều kẽm, selene, đồng… Các yếu tố vi lượng này được coi là những co-enzyme rất cần thiết cho mắt cũng như các mô có nguồn gốc thần kinh khác. Kẽm có rất nhiều trong hàu, thêm vào đó hàu còn là nguồn cung cấp tuyệt vời protein. Kẽm được biết đến là một chất chống ôxy hóa quan trọng đối với sức khỏe mắt và cần thiết cho chức năng hệ thống miễn dịch. Nếu không thích hàu, bạn vẫn có thể nhận được một số kẽm từ thịt bò hoặc thịt heo.
Gan. Gan rất giàu hàm lượng vitamin B. Vì thế, nên bổ sung vào khẩu phần ăn của mình loại thực phẩm này để tăng cường sức khỏe cho mắt.
Bạn cũng nên có một chế độ ăn nhiều dầu thực vật, dầu hạt sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chế độ ăn nhiều dầu giúp cho tỷ số acid béo omega 3/omega 6 ở mức có lợi nhất cho sức khỏe
Các loại rau quả có màu đỏ, xanh thẫm. Rau quả không chỉ giúp bạn trẻ lâu, chống ung thư (chủ yếu là ung thư đường ruột bởi ẩn chứa hàm lượng vitamin C cao, các chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa, một loạt các nguyên tố vi lượng và khoáng chất tối cần thiết khác) mà còn là loại thực phẩm tốt cho mắt.
Đặc biệt là các loại rau quả màu đỏ và màu xanh bởi các loại thực phẩm này có rất nhiều carotenoide mà chủ yếu là betacarotene. Từ lâu betacarotene được biết đến là tiền chất của vitamin A, loại vitamin quan trọng nhất cho mắt- da- niêm mạc.
Các loại rau, trái cây màu đỏ chứa nhiều beta-carotene là tiền tố của vitamin A như rau dền tây, các loại ớt, củ cải đỏ…Vitamin A giúp cho các bề mặt của nhãn cầu trơn nhẵn và trong suốt, ngoài gia còn tham gia vào quá trình nhận thức ánh sáng.
Thực phẩm màu xanh chứa nhiều vitamin C và selen có tác dụng ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và chống lão hóa mắt. Các loại ngũ cốc chứa nhiều vitamin B và E giúp nhãn cầu khỏe mạnh và ít bị viêm nhiễm.
Rong biển. Riêng rong biển có một loại sắc tố là azexanthine rất cần thiết để chống các tác nhân ôxy hóa hủy hoại mô võng mạc và thần kinh. Hai loại sắc tố azexanthine và luteine rất quan trọng để phòng ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thể thủy tinh.
Rau bina. Các loại rau như rau bina chứa nhiều vitamin A giúp bảo vệ giác mạc, lutien trong rau bina bảo vệ mắt khỏi ánh sáng cực tím. Hợp chất zeaxanthin trong lá rau bina có lợi cho thị giác.
Cà rốt. Cà rốt chứa rất nhiều beta-caroten và chất chống ôxy hóa, giúp chống lại các bệnh thoái hóa mắt như đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc. Cà rốt giúp giác mạc khỏe mạnh và ngăn ngừa quáng gà. Các loại ớt giàu vitamin A và C, B6. Vitamin A duy trì thị lực. Vitamin C bảo vệ mắt chống lại bệnh đục thủy tinh. Vitamin B6 cũng như beta carotene, lycopene, lutein, zeaxanthi, có lợi cho mắt…

Friday, May 6, 2016

10 bài học giúp sống vui, sống khỏe sống thọ

Đúc kết từ kinh nghiệm sống của những người trường thọ, một số nhà khoa học khuyên nên áp dụng những thói quen giúp sống vui, sống khỏe, sống thọ
Những lời khuyên giúp sống vui sống khỏe
Đừng suy nghĩ quá nhiều. Suy nghĩ mất năng lượng. Suy nghĩ cũng khiến bạn già đi trông thấy.
Đừng nói quá nhiều. Hầu hết mọi người chỉ có thể nói hoặc làm. Tốt hơn là nên làm.
Khi làm việc nên tập trung làm 40 phút, sau đó dừng 10 phút. Khi bạn nhìn vào màn hình máy tính suốt thời gian hay tập trung cao độ trong thời gian dài có thể làm mắt yếu đi, ảnh hưởng đến nội tạng và sự bình yên của tâm trí.
Cảm giác hạnh phúc đáng nâng niu nhưng bạn nên biết tiết chế sự hạnh phúc. Nếu bạn mất kiểm soát hạnh phúc có thể phá hỏng dòng chảy năng lượng bên trong bạn.
Đừng lo lắng hay giận dữ quá mức bởi những cảm xúc này tạo sự co thắt không cần thiết dẫn đến bệnh về gan và đường ruột.
Đừng ăn quá nhiều, hãy biết dừng khi vừa đủ no. Ăn nhiều tạo áp lực lên thành ruột, hệ tiêu hóa phải làm việc cật lực và đe dọa tổn hại đến lá lách. Khi cảm thấy đói, bạn hãy ăn một chút.
Khi làm việc, đừng lo lắng quá nhiều, cứ đi bền bỉ sẽ đến đích. Đừng lãng phí năng lượng vào việc lo lắng.
Hoạt động thể chất là tốt. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn kết hợp thiền định để kiểm soát hơi thở hay khí công. Đây là phương pháp chăm sóc sức khỏe cổ xưa tích hợp tư thế cơ thể qua chuyển động nhẹ nhàng, kỹ thuật thở và tập trung ý nghĩ giúp bạn cảm nhận sự cân bằng bình yên từ bên trong. Tập luyện nên kết hợp các hoạt động thể chất và các bài tập về hơi thở, ý nghĩ giúp thể chất và tinh thần khỏe mạnh.
Nếu bạn chỉ chăm chú vào thiền định mà quên mất hoạt động thể chất thì nguồn năng lượng cho cơ thể cũng bị hạn chế.
Khí công không chỉ dành riêng cho các nhà sư, nó thuộc về tất cả mọi người. Dù trẻ hay già, chúng ta đều có tâm trí và cơ thể được rèn luyện để đạt sức khỏe tối ưu, sự bình an trong tâm trí và sự dẻo dai linh hoạt để tận hưởng mỗi ngày mà cuộc sống mang đến.

Wednesday, May 4, 2016

Lợi ích sức khỏe bất ngờ của củ cải đường?

Chế độ ăn có củ cải đường giúp ngăn chặn các bệnh về tim mạch, huyết áp, hệ vận động và các nguy cơ ung thư khác
Củ cải đường rất giàu nitrat chuyển hóa thành nitric oxide – một hợp chất làm thư giãn và làm giãn nở mạch máu. Giúp máu lưu thông tốt hơn, hạ huyết áp.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: không chỉ ảnh hưởng tích cực đến huyết áp mà betain cũng như vitamin B trong củ cải đường để hạ nồng độ homocysteine – nguyên nhân làm tăng nguy cơ tổn thương động mạch và bệnh tim.
Cải thiện được khả năng chịu đựng của cơ thể khi ăn củ cải đường, người đi xe đạp uống nước củ cải đường có thể đạp xe cứng hơn 15% so với bình thường, mất 3-5 củ cải đường để tăng được hiệu suất.
Nitric oxide làm giãn nở mạch máu, từ đó làm tăng lưu lượng máu đến não, làm chức năng não tốt hơn. Những người có chế độ ăn uống có củ cải đường làm tăng lưu lượng máu đến các thùy trán của não, nơi vận hành, tập trung, tổ chức các vận động.
Nghiên cứu cho thấy rằng betaine trong củ cải là một loại axit amin có thể ngăn ngừa và làm giảm sự tích tụ mỡ trong gan, cải thiện chức năng gan, giảm nhẹ cholesterol.
Củ cải đường rất giàu betalains, một lớp các chất chống oxi hóa và chống viêm. Nghiên cứu cho thấy rằng các thành phần này trong củ cải có thể giúp bảo vệ chống lại các chất gây ung thư phổ biến, chống lại các tế bảo ung thư.
1 chén củ cải cung cấp 4g chất xơ, chất xơ không hòa tan, giúp giảm nguy cơ táo bón, trĩ, viêm túi thừa. Các betain tìm thấy trong củ cải cũng có tác dụng cải thiện tiêu hóa.