HOTLINE : 0188 681 7878

Friday, July 31, 2015

3 bài thuốc đông y chữa ngủ ngáy

Thấy bệnh ngáy ngủ của mình ngày càng ảnh hưởng đến người xung quanh và bản thân cũng cảm thấy mệt mỏi, bà Hòa tìm đến đông y để chữa trị. Lương y cho biết, chứng ngáy ngủ của chị Hòa do viêm amidan gây ra.

Xem thêm: chua benh ngay to khi ngu

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTfRgIZmAYjxrrkN4c41za6Upb7xfLSUIFIMb3TMmPX9ZWSeUc_2caqW4d8bp-9Ld3K8fnwn-W2udySirIbWPJoiP7GiCTBeUojTZ136gOpxtmoRgxCVH-Ckmh93NSP-eiysIK0R8ztRo/s1600/ngungay.jpg
Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, ngủ ngáy là tật phát ra âm thanh qua đường thở khi ngủ, do không khí được đưa đến sau họng và phải đi qua một đoạn hẹp, tạo ra một áp lực âm. Việc ngủ ngáy không chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh khi ngủ cùng, mà nó còn thể hiện những điều rất đáng lo ngại về sức khỏe của người ngủ ngáy.

Triệu chứng ngáy ngủ có thể chia làm 3 cấp độ: Cấp độ 1- ngáy ít, tiếng ngáy không to và khi nằm nghiêng sẽ ngừng ngáy. Cấp độ 2 - ngáy vừa phải, ngáy to hơn và nằm ngủ ở tư thế nào cũng vẫn ngáy. Cấp độ 3 - ngáy rất to ở mọi tư thế nằm ngủ và kèm theo triệu chứng nghẹt thở nhất thời, khiến người ngáy tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi.
Xem thêm: chua benh ngu ngay

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân của ngủ ngáy là do sự bế tắc của đường hô hấp trên bởi mắc bệnh dị ứng, amidan quá to, viêm mũi, viêm họng gây nên. Để chữa trị chứng bệnh này cần phải thông huyết, tiêu viêm.

Lương y Hải giới thiệu những bài thuốc có thể điều trị bệnh ngáy ngủ:

Bài 1: Cát cánh 12 g, xạ can 16 g, huyền sâm 16 g, thăng ma 4 g, cam thảo 8 g, mạch môn 12 g, đẳng sâm 12 g, hoàng kỳ 12 g, đan sâm 12 g, táo 3 quả, sơn đậu căn 10 g.

Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát, chia thành 3 lần uống trong một ngày.

Bài 2: Ké đầu ngựa 12 g, bạch chuột 8 g, kinh giới 12 g, phòng phong 12 g, cát cánh 16 g, cam thảo 8 g, mạch môn 12 g, hoàng kỳ 12 g, táo 3 quả.

Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát, chia thành 3 lần uống trong một ngày. Bài thuốc này đặc trị viêm mũi và viêm mũi dị ứng - nguyên nhân gây ra chứng ngáy ngủ.

Lương y khuyên, những người ngủ ngáy có thể cải thiện tình hình nhờ thay đổi tư thế ngủ từ nằm thẳng sang nằm nghiêng. Ngoài ra, với người thừa cân thì giảm cân là một cách hạn chế ngáy ngủ vì người béo thường có phần cổ to và dày khiến đường thở bị hẹp hơn.

Nếp sống lành mạnh cũng góp phần hạn chế chứng ngủ ngáy. Nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, luyện tập thường xuyên, tham gia các hoạt động ngoài trời… Bên cạnh đó, cần hết sức hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Xem thêm: tai sao ngu ngay

Trẻ em ngủ ngáy thì nguy cơ mắc bệnh khá cao

Con tôi mới được vài tháng tuổi nhưng khi ngủ cháu có hiện tượng ngáy như người lớn, khi nằm nghiêng người thì không sao nhưng nằm ngửa lại ngáy. Liệu có phải cháu đang mắc bệnh và cách khắc phục như thế nào?
Xem thêm: chua ngu ngay

 Mai Hoà (Bắc Giang)

Ngáy được gây ra bởi sự tắc nghẽn hoặc chật hẹp trong quá trình lưu thông không khí khi bé ngủ. Những vấn đề thuộc thể chất có mối liên quan đến hiện tượng ngủ ngáy gồm:

Ngủ ngáy do cảm lạnh:  Bạn phát hiện ra tiếng ngáy ngủ lần đầu khi bé bị cảm lạnh, kèm theo dấu hiệu chảy nước mũi. Nó cũng phản ánh sự bất ổn trong cơ thể con người ở nhiều độ tuổi khác nhau (đặc biệt là những người chưa bao giờ ngủ ngáy).

Ngủ ngáy do viêm amidan: Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bé bị thiếu ôxy, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ (do não thiếu ôxy). Do phải há miệng để thở nên bé có dấu hiệu như da xanh, môi trề ra bên ngoài, chóp mũi nhỏ…

Ngủ ngáy có liên quan đến sự ngưng thở: Nếu bạn thấy bé đột nhiên ngừng thở trong vài giây thì có thể bé mắc phải chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Tuy nhiên, không phải bé nào bị ngủ ngáy cũng mắc phải chứng ngưng thở.

Xem thêm: phuong phap tri ngu ngay

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTfRgIZmAYjxrrkN4c41za6Upb7xfLSUIFIMb3TMmPX9ZWSeUc_2caqW4d8bp-9Ld3K8fnwn-W2udySirIbWPJoiP7GiCTBeUojTZ136gOpxtmoRgxCVH-Ckmh93NSP-eiysIK0R8ztRo/s1600/ngungay.jpg
Bé thừa cân dễ bị ngáy khi ngủ hơn nhóm bé có trọng lượng trung bình. (Ảnh minh họa)

Các nguyên nhân khác khiến bé bị ngủ ngáy là do bé bị ngạt mũi, bé bị dị ứng, bé ngủ với tư thế gây chèn ép lên vùng cổ họng. Bé thừa cân dễ bị ngáy khi ngủ hơn nhóm bé có trọng lượng trung bình. Ngủ ngáy nhiều có thể làm rối loạn hành vi của bé, bé khó tập trung vui chơi hoặc bé sẽ chuyển sang ngủ ngày nhiều hơn.

Cách xử trí:

Nếu bạn nghi ngờ chứng ngủ ngáy ở bé có liên quan đến những rắc rối sức khỏe, bạn nên đưa bé đi khám. Những bé xuất hiện trục trặc về giấc ngủ nên được sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa (thường là khoa tai, mũi, họng).
Xem thêm: ngu ngay la gi
Nếu bé đang trong tình trạng thừa cân, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao cho bé (bao gồm cả việc hạn chế bé xem tivi).

Nếu bé thỉnh thoảng mới ngủ ngáy thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bé ngáy ngày một to và thường xuyên hơn thì bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Wednesday, July 22, 2015

Ngáy khi mẹ đang mang thai báo hiệu điều gì ?

Có khoảng 25-30% thai phụ ngủ ngáy. Một cuộc nghiên cứu đăng trên chuyên san Sleep (Mỹ) cho thấy, 35% phụ nữ ngáy ba-bốn lần mỗi tuần hay mỗi ngày và 26% phụ nữ chỉ bắt đầu ngáy khi mang thai.

Xem thêm: chua benh ngay to khi ngu

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTfRgIZmAYjxrrkN4c41za6Upb7xfLSUIFIMb3TMmPX9ZWSeUc_2caqW4d8bp-9Ld3K8fnwn-W2udySirIbWPJoiP7GiCTBeUojTZ136gOpxtmoRgxCVH-Ckmh93NSP-eiysIK0R8ztRo/s1600/ngungay.jpg
Tiếng động lạ trong đêm

Ngáy xảy ra khi đường thở trên đóng lại một phần, khiến việc đưa đủ khí qua miệng và mũi trở nên khó khăn. Có nhiều lý do tại sao ngáy xảy ra phổ biến trong thời gian mang thai.

Ban đầu, khi tử cung và thai nhi tăng trưởng và đè lên cơ hoành, chắc chắn bạn sẽ khó thở hơn, cho dù bạn ngồi trên tràng kỷ, vận động hay ngủ. Mức hormone cao, đặc biệt là estrogen, cũng khiến màng nhầy và đường mũi phình ra. Bên cạnh đó, khối lượng máu tăng 50%, khiến mạch máu nở rộng và cũng làm cho màng mũi phình ra.
Xem thêm: chua benh ngu ngay

Một lý do khác là nhiều phụ nữ đã ở trong tình trạng thừa cân khi bắt đầu mang thai hoặc tăng cân quá nhiều trong chín tháng. Theo TS Kecia Gaither, chuyên gia y khoa thai nhi thuộc Trường Y Albert Einstein ở New York (Mỹ), mỡ thừa quanh cổ là tác nhân dẫn đến ngáy khi ngủ. Trên thực tế, riêng tại Mỹ có hơn 50% thai phụ thừa cân hoặc béo phì, theo khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (CDC).

Một tác nhân khác thường bị xem nhẹ là stress. "Stress tác động đến việc thở và việc thở tác động đến ngáy", chuyên gia nghiên cứu về thở Úc Tess Graham cho biết. Theo ông, bất kỳ loại stress nào đối với cơ thể, dù là thể chất, tâm thần hay xúc cảm, hoặc thậm chí stress "tiêu hóa" từ việc thưởng thức một bữa ăn "khủng", có thể làm tăng nhịp thở. Sự gia tăng đó, kết hợp với các cơ cổ họng thư giãn khi bạn ngủ, có thể dẫn đến ngáy.

Nguy cơ cho mẹ và trẻ

Bạn có thể xem việc ngáy ngủ khi mang thai là tạm thời, thậm chí buồn cười, nhưng đây là vấn đề không thể coi thường. Phụ nữ ngáy trong lúc bầu bì có nguy cơ bị huyết áp cao, mệt mỏi, tiền sản giật và sinh con nhẹ cân.
Xem thêm: tai sao ngu ngay

Thai phụ vừa bị huyết áp cao vừa ngáy khi ngủ có nguy cơ bị hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), vốn tác động đến 1/3 phụ nữ trong những tháng cuối của thai kỳ. Đây là kết quả của một nghiên cứu được công bố trên chuyên san BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology.

Một mối lo ngại khác là bệnh tiểu đường lúc mang thai mà CDC ghi nhận tác động đến 9,2% thai phụ. Theo TS Gaither, đó là vì khi bạn không nạp đủ oxy, sẽ làm thay đổi quá trình biến dưỡng glucose. Việc ngáy khi mang thai còn liên quan đến chứng trầm cảm trong lúc mang thai và sau khi sinh nở.

6 bài tập miệng chống ngủ ngáy

Ngủ ngáy thực sự gây không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày cho nhiều người. Nguyên nhân gây ngủ ngáy là do sự rung động của các mô mềm và cơ cấu thành nên đường hô hấp trên.
Ngủ ngáy cũng là triệu chứng của bệnh ngừng thở khi ngủ (OSA). Bệnh này xảy ra khi các cơ cổ họng co giãn quá mức và chặn đường hô hấp, gây ra tiếng ngáy khi ngủ và làm giảm độ bão hòa ôxy máu, sau đó gây ngừng thở.
Bằng việc thực hiện 6 bài tập dưới đây của các nhà nghiên cứu từ Trường American College of Chest Physicians and Vanessa Leto, những người mắc chứng ngủ ngáy đã có tiến bộ rõ rệt, mức độ thường xuyên của cơn ngáy tới 36% và giảm cường độ âm thanh 59%:
Xem thêm: chua ngu ngay

1. Đẩy đầu lưỡi lên vòm miệng và kéo ngược về sau 20 lần.

2. Hút lưỡi lên phía trên vòm miệng 20 lần.

3. Vừa đẩy cuống lưỡi xuống vừa giữ đầu lưỡi chạm vào mặt trong của răng trước 20 lần.
Xem thêm: phuong phap tri ngu ngay

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTfRgIZmAYjxrrkN4c41za6Upb7xfLSUIFIMb3TMmPX9ZWSeUc_2caqW4d8bp-9Ld3K8fnwn-W2udySirIbWPJoiP7GiCTBeUojTZ136gOpxtmoRgxCVH-Ckmh93NSP-eiysIK0R8ztRo/s1600/ngungay.jpg
4. Nâng ngạc mềm và lưỡi gà lên 20 lần.

5. Dùng ngón trỏ đẩy vào cơ vùng má ra ngoài 10 lần mỗi bên.

6. Khi ăn, nhai thức ăn cho thật nhuyễn rồi đưa lưỡi lên vòm miệng khi nuốt thức ăn xuống mà không siết chặt cơ vùng má.

Thử áp dụng 6 bài tập này sau khi đánh răng hoặc trong thời gian rảnh và nhớ thực hiện đều đặn, liên tục mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Xem thêm: ngu ngay la gi

Friday, July 17, 2015

Dân gian chữa ngủ ngáy như thế nào ?

Uống nước ấm trước khi đi ngủ

Uống nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những cách để “điều trị” tật ngủ ngáy. Nó giúp tạo độ ẩm cho cổ họng, làm hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ. Các bạn cũng có thể uống trà nóng như trà xanh, trà hoa cúc, trà thảo mộc… Chúng không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho cổ họng mà còn làm cho giấc ngủ sâu hơn, từ đó “đẩy lùi” tình trạng ngủ ngáy.

Ngoài ra, trước khi ngủ, các bạn không nên sử dụng các loại thuốc an thần và đồ uống có cồn. Đây được coi là “kẻ thù” gây kích thích và làm ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Chúng chính là “thủ phạm” khiến cho các cơ ở cổ họng bị nới lỏng hơn và gây nên chứng ngủ ngáy đấy!

Xem thêm: chua benh ngay to khi ngu

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTfRgIZmAYjxrrkN4c41za6Upb7xfLSUIFIMb3TMmPX9ZWSeUc_2caqW4d8bp-9Ld3K8fnwn-W2udySirIbWPJoiP7GiCTBeUojTZ136gOpxtmoRgxCVH-Ckmh93NSP-eiysIK0R8ztRo/s1600/ngungay.jpg

Giảm cân (đối với người béo phì)

Thừa cân là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tật xấu ngủ ngáy. Những người này thường có phần cổ to và dày, khiến đường hô hấp bị hẹp hơn, dễ gây nên những âm rung khi lưỡi và họng tiếp xúc với phần mềm là vòm miệng và lưỡi gà. Vì thế, nếu bạn thuộc tuýp người có cân nặng dư thừa thì hãy lưu ý nhé!

Các bạn nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ và hoa quả, hạn chế dầu mỡ… Ngoài ra, chúng mình cũng nên tập luyện thể thao một cách thường xuyên và đều đặn. Điều này vừa có tác dụng giảm béo, vừa giúp rèn luyện sức khỏe.
Xem thêm: chua benh ngu ngay


Thay đổi tư thế ngủ

Theo các chuyên gia, ngủ ở tư thế nằm ngửa thường có xu hướng ngáy nhiều hơn. Nguyên nhân của điều này là do khi đó, hàm dưới có khuynh hướng trễ xuống, khiến bạn há miệng và dễ ngáy hơn. Thay vào đó, tư thế ngủ nằm nghiêng sẽ giúp hạn chế điều này.

Ngoài ra, chúng mình cũng nên nằm gối cao hơn một chút để các luồng khi trong cổ họng di chuyển dễ dàng hơn theo đường thẳng. Cách này cũng giúp hạn chế tật ngủ ngáy đấy!
Xem thêm: tai sao ngu ngay

Xây dựng nếp sống lành mạnh

Nếp sống lành mạnh cũng góp phần hạn chế chứng ngủ ngáy. Các bạn nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, luyện tập thường xuyên, tham gia các hoạt động ngoài trời… Bên cạnh đó, chúng mình cần hết sức hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Đặc biệt, việc giữ cho tinh thần luôn thoải mái cũng là một điều rất quan trọng. Nó giúp chúng ta ngủ ngon hơn, từ đó góp phần “điều trị” tật ngủ ngáy hiệu quả hơn đấy!

4 mẹo nhỏ chữa ngủ ngáy hiệu quả

Tránh ăn quá no
Trong các bữa ăn hằng ngày, nhất là bữa tối các bạn không nên ăn quá no. Vì việc đó vừa có ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, vừa là nguyên nhân gây nên chứng ngủ ngáy vào ban đêm cho bạn. Chính vì thế khi ăn xong sau bữa tối, bạn nên đi bộ thể dục để giúp việc tiêu hóa được nhanh hơn và đồng thời cũng giúp bạn có được giấc ngủ hơn, sâu hơn
Xem thêm: chua ngu ngay

Chữa chứng ngủ ngáy bằng mật ong
Trước khi đi ngủ bạn nên ngậm một chút mật ong, vì đây là thực phẩm giúp ngăn chặn chứng ngủ ngáy rất hiệu quả. Ngoài ra mật ong còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn cho cơ thể rất tốt.Chính vì thế bạn nên ngậm vài giọt mật ong trước khi đi ngủ để bạn luôn có một sức khỏe tôt hơn và điều trị được chứng ngủ ngáy của bạn gây sự khó chịu cho người khác
Xem thêm: phuong phap tri ngu ngay


Điều trị chứng ngủ ngáy bằng cách tránh xa rượu bia
Không có một loại thuốc nào có thể điều trị chứng ngủ ngáy của bạn nếu bạn không từ bỏ rượu bia. Vì rượu bia gây ức chế thần kinh trung ương dẫn đến cơ ở cổ họng bị thắt lại và làm cho không khí bị cản ở cổ họng khiến tạo ra tiếng ngáy khó chịu cho những người xung quanh. Chính vì thế bạn muốn tránh khỏi hiện tượng ngáy ngủ thì việc đầu tiên bạn phải giảm được mức độ tiêu thụ rượu bia ở mức tối thiểu
Xem thêm: ngu ngay la gi

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTfRgIZmAYjxrrkN4c41za6Upb7xfLSUIFIMb3TMmPX9ZWSeUc_2caqW4d8bp-9Ld3K8fnwn-W2udySirIbWPJoiP7GiCTBeUojTZ136gOpxtmoRgxCVH-Ckmh93NSP-eiysIK0R8ztRo/s1600/ngungay.jpg
Tạo thói quen uống trà để chữa chứng ngủ ngáy
Trà được coi là một trong những thực phẩm có tác dụng ngăn chặn,  chữa trị ngủ ngáy hiệu quả tốt nhất. Nó có tác dụng làm giảm sự tắc nghẽn ở cổ họng nhờ công dụng làm sạch chất nhày ở cổ họng làm cho không khí được lưu thông được dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng các loại trà xanh, trà bạc hà hay trà đen thông thường cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng ngủ ngáy cho bạn. Ngoài ra bạn có thể kết hợp các loại trà với chanh hoặc mật ong để có hiệu quả tốt nhất

Friday, July 10, 2015

3 căn bệnh đến từ ngủ ngáy to

Suy giảm nhận thức sớm

Một nghiên cứu trên tạp chí Thần kinh học (Neurology) cho biết, những người ngáy to và bị ngưng thở khi ngủ thường gặp các vấn đề về tư duy và trí nhớ sớm hơn 10 năm so với những người dễ thở khi ngủ. Mặc dù không rõ quá trình khó thở hay ngáy ngủ dẫn đến suy giảm nhận thức  nhưng tác giả của nghiên cứu cho biết, những người ngủ đêm kém, ban ngày hay buồn ngủ thường gặp khó khăn trong ghi nhớ và tư duy. Có thể những rối loạn về mặt hô hấp khi ngủ làm tăng quá trình lão hóa hệ thần kinh.

Xem thêm: Chữa bệnh mất ngủ

http://chuabenhmatngu.info/wp-content/uploads/2014/11/chua-benh-mat-ngu-10411.jpg
Nguy cơ đột quỵ

Chứng ngủ ngáy nặng có mối liên quan đến tổn hại động mạch, nguy cơ lớn dẫn đến đột quỵ và đau tim. Thường thì các chuyên gia cho rằng tổn thương động mạch dẫn đến ngáy ngủ, nhưng các nghiên cứu mới đây phát hiện ra sự tác động ngược lại, ngủ ngáy nặng thực sự có thể gây viêm và tổn hại cho động mạch.
Xem thêm: Thuốc chữa bệnh mất ngủ

Béo phì

Việc phải hít thở mạnh làm cho giấc ngủ trở nên nặng nề cũng có thể góp phần gây tăng cân, một nghiên cứu của Đại học Chicago, Hoa Kỳ cho biết. Ngủ kém kích động mạnh 2 loại hormone leptin và ghrelin - có tác dụng kiểm soát sự thèm ăn. Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Brazil cũng phát hiện ngủ ngáy to gắn liền với chất lượng giấc ngủ kém và các vấn đề về trao đổi chất liên quan đến bệnh béo phì.
Xem thêm: Chữa bệnh mất ngủ cho người già

Loại thực phẩm nào chữa ngủ ngáy ?

Sữa đậu nành. Với những người không dung nạp lactose, sữa đậu nành là lựa chọn tốt hơn so với sữa bò. Các nhà khoa học cho biết độ nhạy lactose có thể gây ra phản ứng dị ứng khiến thành mũi sưng lên và do đó làm tăng triệu chứng ngáy.

Trà. Là liệu pháp giúp giảm tắc nghẽn đường thở và đánh tan đờm - một nguyên nhân gây ra ngáy. Theo Msn, hơi nóng của nước sôi được sử dụng để chế trà bay lên mũi có thể giảm bớt triệu chứng tắc nghẽn mũi. Khi uống trà bạc hà chẳng hạn, hơi bay lên làm dịu đường mũi và làm loãng chất nhầy, cải thiện hệ thống thoát nước của mũi, từ đó giảm tình trạng ngáy ngủ.
Xem thêm: chua benh mat ngu



http://chuabenhmatngu.info/wp-content/uploads/2014/11/chua-benh-mat-ngu-10411.jpg

Mật ong. Kết hợp trà với mật ong trước khi đi ngủ có thể giảm chứng ngáy ngủ bằng cách làm thư giãn cổ họng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp đánh bay các chất nhờn xung quanh thanh quản. Một nghiên cứu trước đây được công bố trên tạp chí Journal of Alternative and Complementary Medicine cho thấy mật ong còn có thể chống nhiễm trùng và làm dịu tình trạng viêm mũi không chỉ do cảm lạnh đem lại mà còn có tác dụng đối với những trục trặc xảy ra trong cổ họng hoặc đường hô hấp trên.

Nghệ. Ngủ với tư thế không đúng hoặc những bất thường của các mô mềm trong cổ họng làm giới hạn lượng không khí qua mũi và miệng do viêm hoặc hẹp đường thở. Với đặc tính chống viêm, nghệ rất hữu ích trong việc giải quyết chứng ngáy ngủ. Hoạt chất curcumin được tìm thấy trong củ nghệ là một chất chống ô xy hóa cực mạnh, giúp chống lại tình trạng viêm mà không gây tác dụng phụ.
Xem thêm: Thuốc chữa bệnh mất ngủ

Cá. Việc chuyển đổi từ các loại thịt đỏ sang cá có thể tạo nên sự khác biệt khi nói đến ngáy ngủ. Các chất béo bão hòa trong thịt đỏ có thể gây viêm mũi do hàm lượng a xít arochadonic cao. Theo các chuyên gia, các chất béo này là một trong những nguyên nhân khiến các mô trong cổ họng sưng lên. Trong khi đó, cá và các loại đậu là nguồn cung cấp protein không làm tăng hàm lượng a xít arochadonic.

Hành. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy hành là liều thuốc tuyệt vời giúp giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cúm, nhờ đặc tính chống viêm. Hành cũng là phương thuốc chống sung huyết, vì thế nó được xem là vị cứu tinh cho những người ngủ ngáy.

Xem thêm: Chữa bệnh mất ngủ cho người già

Saturday, July 4, 2015

30 phút mỗi ngày để có giấc ngủ ngon

Em bị rối loạn giấc ngủ 4 năm nay. Biểu hiện: Khó vào giấc, nhanh tỉnh giấc, ngủ không sâu nên sáng ra rất mệt mỏi, trưa lại không ngủ được. Mặc dù đã thả lỏng cơ thể trước khi ngủ, tập thể dục đều đặn nhưng không cải thiện nhiều lắm. Em đã điều trị tại các bệnh viện, thậm chí châm cứu.

riệu chứng “khó vào giấc ngủ, nhanh tỉnh giấc, ngủ không sâu” như bạn mô tả thường liên quan đến những rối loạn lo âu, căng thẳng (stress). Do đó, bạn cần phải phối hợp nhiều giải pháp trị liệu: Vệ sinh giấc ngủ, giảm stress, tâm lý trị liệu và dùng thuốc đúng cách.
Xem thêm: Chữa bệnh mất ngủ cho người già

http://chuabenhmatngu.info/wp-content/uploads/2014/11/chua-benh-mat-ngu-10411.jpg
Vệ sinh giấc ngủ:

- Trước khi lên giường ngủ: Không đọc những truyện quá lôi cuốn hấp dẫn, không xem tivi trên giường ngủ, không cãi cọ hay tranh luận căng thẳng, không dùng chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, chocolate, vitamin C), không ăn tối quá trễ, quá no, không uống nhiều nước trước ngủ 2 giờ, không tập thể thao nặng buổi tối, không lạm dụng thuốc ngủ.
Xem thêm: Chữa bệnh mất ngủ

- Nên ngủ và dậy đúng giờ, dậy ngay khi thức giấc (đừng nằm "nướng"), lên giường ngủ ngay khi buồn ngủ, ăn nhẹ uống cốc sữa nóng buổi tối, tắm nước ấm, massage nhẹ, thư giãn, tạm quên những lo toan, phòng ngủ thoáng mát, ánh sáng dịu mát (không nên bố trí ánh sáng trắng), giường gối êm ái, mùi thơm dịu nhẹ.

Giảm stress: Có nhiều cách tuỳ từng cá nhân, từng loại stress, cần thảo luận trực tiếp với chuyên gia tâm lý.

Thuốc ngủ: Không lên lạm dụng nhưng cũng không nên sợ mà cực đoan đến mức không dám dùng để phải chịu đựng cảnh mất ngủ kéo dài. Dù vậy, việc dùng thuốc ngủ phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, Tâm thần sau khi đã được khám và chẩn đoán chính xác các yếu tố liên quan.
Xem thêm: Thuốc chữa bệnh mất ngủ

7 cách ngủ ngon khi trời nóng

Theo Health, giấc ngủ sâu giúp cơ thể được phục hồi sau một ngày làm việc và học tập, đồng thời tái cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp bạn có được cảm giác khỏe khoắn và làm việc hiệu quả hơn vào ngày hôm sau.

Thời tiết mùa hè nóng bức dễ khiến bạn cảm thấy khó chịu và không có được một giấc ngủ ngon. Tiến sĩ Nerina Ramlakhan, nhà sinh lý học và trị liệu giấc ngủ cho biết: “Để có được giấc ngủ ngon nhất mà không phải thức giấc giữa đêm cần có một sự khác biệt nhỏ về nhiệt độ giữa cơ thể và não bộ hay nói cách khác, chúng ta cần có một cơ thể ấm và một cái đầu lạnh”.

Từ cách rửa chân trong nước lạnh đến tránh uống cà phê và ăn cà ri trước khi đi ngủ, tiến sĩ Nerina đưa ra một số lời khuyên giúp xua tan cái nóng trong những đêm hè nóng bức:
Xem thêm: chua benh mat ngu




1.  Máy điều hòa tự chế

Ai cũng biết lắp đặt một máy điều hòa tốn cỡ nào, đặc biệt là số tiền điện hàng tháng tăng vọt theo mỗi đợt nắng nóng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tự chế máy điều hòa cho mình bằng những cách sau:

- Mở tất cả cửa sổ trong phòng: Nếu khu vực của bạn an toàn, bạn nên mở cửa sổ khi ngủ. Nhiệt độ ban đêm thấp hơn ban ngày, do đó mở cửa sổ sẽ giúp không khí nóng trong phòng thoát ra ngoài và mang lại cảm giác mát mẻ. Hơn thế nữa, không khí được lưu thông trong phòng và lấy đi khí nóng thoát ra từ quạt cũng như cơ thể bạn giúp làm giảm nhiệt độ phòng.

- Đặt trước quạt một khay đá, khăn ẩm hay “khăn đá” (bọc đá trong khăn rồi căng hai đầu khăn trước quạt). Khí lạnh thoát ra từ đá được thổi bằng quạt tương tự với cơ chế vận hành của máy lạnh sẽ giúp căn phòng mát hơn. Lưu ý sử dụng lượng đá vừa đủ để bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng.

2. Sử dụng bình xịt

Bình xịt với tia nước càng nhỏ càng tốt. Lấy đầy nước vào bình và đặt sẵn cạnh giường. Mỗi lần nóng, hãy xịt vào mặt hoặc các bộ phận khác như tay, chân. Nghe có vẻ buồn cười nhưng một ít nước được phun vào mặt sẽ giúp làm mát cơ thể nhanh chóng.
Xem thêm: Thuốc chữa bệnh mất ngủ
http://chuabenhmatngu.info/wp-content/uploads/2014/11/chua-benh-mat-ngu-10411.jpg
3. Làm gối đông lạnh

Đặt gối vào tủ đông trước khi đi ngủ khoảng vài tiếng. Bạn không nghe nhầm đâu, một chiếc gối đông lạnh sẽ giúp làm giảm thân nhiệt và giúp ngủ thoải mái hơn. Nếu tủ lạnh của bạn đủ to, hãy đặt vào đó cả mền hay drap trải giường nhé. Cho đá vào túi chườm rồi cuộn trong gối hoặc mền cũng giúp mang lại hiệu quả tương tự.

4. Làm ẩm quần áo ngủ hoặc chăn, mền

Bạn có thể làm ẩm bằng cách cho quần áo ngủ hoặc mền vào máy giặt. Lấy chúng ra sau khi máy giặt vừa vắt xong, độ ẩm vừa phải của quần áo ngủ và mền sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Nếu không có thời gian, bạn có thể dùng bình xịt để làm ẩm chúng.

5. Rửa chân với nước lạnh

Máu có xu hướng chảy về chân nhiều hơn khi thân nhiệt tăng cao, điều này khiến chân bạn cảm thấy nóng hơn. Rửa chân bằng nước lạnh trước khi đi ngủ sẽ giúp làm mát và giảm nhiệt độ cơ thể. Bạn cũng có thể mang tất (vớ) ẩm đi ngủ để giúp mang lại hiệu quả lâu dài hơn.

6. Làm mát giường ngủ

Thay đổi mền, gối, nệm, drap trải giường sang những loại mỏng, nhẹ với chất liệu mát hơn như flanen, gối nước hay chiếu tre, chiếu cói. Lau chiếu tre, chiếu cói bằng khăn ẩm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn.

Nếu có điều kiện, hãy đầu tư một chiếc giường treo cho mùa hè. Giường treo giúp cơ thể tiếp xúc với nhiều luồng không khí hơn, đặc biệt là ở dưới lưng. Võng, giường tre hay giường xếp cũng được nhiều người lựa chọn.
Xem thêm: Chữa bệnh mất ngủ

7. Tránh thực phẩm cay

Trong vòng một tiếng trước khi đi ngủ, bạn không nên dùng một số thức ăn và đồ uống cay, nóng như cà phê, rượu, snack cay hay cà ri. Thay vào đó, hãy thử các loại thực phẩm có tính mát như dưa leo, dưa hấu hay sữa lạnh. Uống một lượng nước vừa đủ trước khi đi ngủ không chỉ giúp làm mát cơ thể mà còn giúp cơ thể tuần hoàn tốt hơn trong suốt giấc ngủ.