HOTLINE : 0188 681 7878

Friday, June 24, 2016

2 món cháo giúp đẩy lùi gan nhiễm mỡ

Khi bị nhiễm mỡ, gan sẽ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng công năng suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh

Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng như suy gan, vàng ra, xơ gan, thậm chí là ung thư gan hoặc rối loạn tâm thần.
Bị gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể chữa trị với phương pháp thực liệu thông qua 2 món cháo thuốc đơn giản và ngon miệng dưới đây.
Cháo cần tây – câu kỷ tử
Nguyên liệu: 100g lá cần tây, 100g lá câu kỷ tử (dâu sói), 50g gạo, đường trắng.
Cách làm: Rửa sạch hai loại lá kể trên. Nấu cháo cho chín, cho lá cần tây và dâu sói vào nồi, tiếp tục nấu sôi, sau đó nêm nếm lượng đường sao cho vừa miệng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xay lá cần tây và dâu sói thành hỗn hợp sinh tố, sau đó cho vào cháo. Với cách làm này, công dụng của bài cháo thuốc vẫn hoàn toàn được đảm bảo.
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn mỗi ngày một bát cháo cần tây – câu kỷ tử và kiên trì cho tới khi bệnh tình thuyên giảm hoặc khỏi hẳn.
Công dụng: Rau cần là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết các chất cặn bã, hạ cholesterol trong máu, làm sạch huyết sạch và làm mát gan.
Câu kỷ tử là một vị thuốc trong Đông Y, có tính hàn, vị ngọt, không độc. Đối với gan, kỷ tử có tác dụng ức chế quá trình tích tụ mỡ trong tế bào, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào, đồng thời cải thiện quá trình chuyển hóa chất béo.
Bởi vậy, món cháo thuốc rau cần – câu kỷ tử sở hữu công hiệu thông gan, thúc đẩy tiêu hóa, đặc biệt thích hợp với những người bị gan nhiễm mỡ, vùng gan căng đau, sung to, dạ dày khó chịu, chán ăn, chướng bụng.
Cháo phục linh – táo tàu
Nguyên liệu: 20g táo tàu, 10 quả táo tàu sấy khô, 100g gạo, 25g hạt dẻ.
Cách làm: Phục linh nghiền nhỏ, táo lọc hột, hạt dẻ tách vỏ, cắt nhỏ. Đem ba nguyên liệu trên cùng gạo bỏ vào nồi để nấu cháo. Lưu ý chỉ nên để lửa nhỏ cho tới khi cháo nhừ. Mỗi ngày ăn một bát.
Công dụng: Tương tự như câu kỷ tử, phục linh cũng là một vị thuốc Đông Y nổi tiếng, có vị ngọt nhạt, tính bình. Khi đi vào lục phủ ngũ tạng, phục linh có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần.
Theo nhiều tài liệu của Trung Y, phục linh còn có tác dụng chống loét dạ dày, hạ đường huyết và đặc biệt là bảo vệ lá gan.
Trong khi đó, táo tàu không chỉ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú mà cũng được coi là một trong những “vệ sĩ” của lá gan.
Trung Y khẳng định rằng táo tàu có tác dụng bổ máu, lợi khí, rất tốt cho việc bảo vệ gan. Táo tàu ngâm nước còn có thể tăng cường protein huyết thanh, hỗ trợ gan thải độc hiệu quả.