HOTLINE : 0188 681 7878

Sunday, April 3, 2016

Câu chuyện cảm động về bài thuốc trừ ho có lịch sử hơn 300 năm

Trong các tài liệu kinh điển về đông y Trung Quốc, có một bài thuốc tên là Xuyên bối tỳ bà cao, thường được các thầy thuốc đông y đem ra làm bài giảng cho các thế hệ học trò, không chỉ bởi công dụng trừ ho, bổ phế, mà còn bởi câu chuyện cảm động về đạo làm con hiếu kính cha mẹ, đã đi vào lịch sử Trung Hoa hơn 300 năm qua.
PHƯƠNG THUỐC CỦA LÒNG HIẾU THẢO
Tụng truyền hơn 300 năm trước, có một vị quan tên là Yan – Iao Xilang, nổi tiếng khắp nơi về tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ. Một lần phụ mẫu ông mắc chứng bệnh lạ, bà ho ròng rã nhiều ngày không khỏi. Vị quan đã cho vời các danh y nổi tiếng, cất công tìm kiếm khắp nơi phương thuốc quý, nhưng bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm. Bất lực trước bệnh tình nguy nan của mẹ, vị quan đau đớn, buồn rầu, thân xác mỗi ngày một héo hon. May sao, có một vị thần y, cảm kích trước tấm lòng hiếu thuận của vị quan, đã đích thân tìm đến, xin phép được chữa trị cho bà lão. Vị thần y đã lấy phương thuốc, kết hợp từ các thảo mộc ở vùng núi cao ông sinh sống, sắc thành thuốc cho bà lão uống. Bà lão kiên trì uống thuốc. Không bao lâu, bà khỏi bệnh. Sức khỏe bình phục, da dẻ hồng hào tươi nhuận. Bà và con trai vô cùng mừng rỡ, cảm tạ ơn cứu mạng của thần y.
Được hỏi về bài thuốc quý, vị thần y không ngần ngại bày tỏ, đó là phương thuốc có tên “Xuyên bối tỳ bà cao”, với hai vị thuốc chính yếu là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp, kết hợp cùng nhiều thảo mộc khác. Phương thuốc đã được ông sử dụng để chữa trị cho nhiều người cùng mắc chứng ho như bà lão. Theo ông, bệnh ho lâu ngày không khỏi là bệnh thuộc chứng hư. Cần xem trọng trị bệnh cả gốc lẫn ngọn. Bài thuốc kết hợp các vị thuốc có tính tả (công năng trừ ho, hóa đờm) với các vị thuốc có tính bổ (công năng bổ phế, bổ tỳ vị), nên cải thiện bệnh từ gốc, mang lại cho người bệnh sinh lực dồi dào, khơi dậy tiềm năng chữa bệnh tự nhiên.
Theo tâm nguyện của bà lão, vị quan đã cùng với thần y mở ra tiệm thuốc “Nghĩa Sinh đường” (với ý nghĩa tưởng nhớ ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ), và sử dụng phương thuốc này để chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Xuyên bối tỳ bà cao cùng với câu chuyện cảm động về tấm lòng hiếu thảo được lưu truyền khắp dân gian, trở thành  bảo bối trong nhiều gia đình, và được kế thừa từ đời này sang đời khác.

TỪ PHƯƠNG THUỐC LỊCH SỬ 300 NĂM ĐẾN SẢN PHẨM THUỐC HO, BỔ PHẾ CỦA THẾ KỶ 21
Xuyên bối tỳ bà cao là phương thuốc điển hình, với cấu trúc chặt chẽ và sự vận dụng linh hoạt các nguyên lý trị bệnh của y học cổ truyền. 12 vị thuốc được kết hợp theo trật tự Quân – Thần – Tá – Sứ, phân định rõ vai trò chính yếu của từng vị thuốc, tương tự cấp bậc trong triều đình phong kiến xưa.
Nắm giữ vai trò cốt yếu là vị Quân dược – Xuyên bối mẫu. Vị đắng, tính hơi hàn, dưỡng âm, thanh phế, hóa đờm, chỉ khái. Đông y sử dụng để điều trị các chứng khái thấu (ho) lâu ngày, đờm đặc, tanh hôi, phế ung, phế suy. Bối mẫu được trồng ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) có công dụng tốt nhất. Khi dùng làm thuốc, được bỏ lõi, sao vàng, chỉ cần dùng một lượng nhỏ trong phương thuốc là đã có công hiệu. Là vị thuốc quý nên Xuyên bối mẫu khá mắc tiền, được xem là bảo bối của người mẹ (bối mẫu) trong các gia đình Trung Hoa thời xưa.
Quan trọng thứ hai sau vị Quân, là vị Thần dược – Tỳ bà diệp, có tính mát, công năng hóa đờm, tán kết, giáng khí chỉ khái, thích hợp chữa trị các chứng phế nhiệt gây ho, đờm thịnh ở phế, khô cổ, khản tiếng, ho ra máu...
Phò trợ cho tác dụng của Quân dược và Thần dược là nhiều vị Tá, với tác dụng phong phú, cùng hiệp đồng làm tăng công hiệu cho phương thuốc, đồng thời tạo ra sự quân bình âm dương, hài hòa cho phương thuốc. Làm mạnh thêm công năng hóa đờm có các vị: Cát cánh, Viễn chí; Trừ ho có Qua lâu nhân, Khổ hạnh nhân; Tiêu độc, sát trùng có Gừng tươi, bạc hà. Đặc biệt, các vị có tính bổ gồm Sa sâm, Phục linh, Ngũ vị tử, làm cho phương pháp trị bệnh trở nên toàn diện, coi trọng phép bổ để cải thiện bệnh từ gốc.
Giữ vai trò điều vị, dẫn thuốc là vị Sứ - Cam thảo, đồng thời cũng là vị thuốc có nhiều công năng bổ trợ quan trọng như hóa đờm, tiêu viêm, tán ứ…
Tóm lại, sự kết hợp một cách có trật tự của 12 vị thuốc, theo nguyên lý trị bệnh của y học cổ truyền, làm cho phương thuốc hội tụ đầy đủ công năng vừa tả (trừ ho, hóa đờm), vừa bổ, giúp trị bệnh toàn diện cả gốc lẫn ngọn mà hiếm một phương thuốc nào có được.
Xuyên bối tỳ bà cao được sử dụng rộng rãi trong suốt hơn 300 năm qua, từ dạng thuốc sắc cổ truyền, tới sau này, được nhiều công ty dược  Hồng Kong, Trung Quốc, Đài Loan vận dụng để bào chế thành các sản phẩm thuốc ho tiện dụng, phục vụ nhu cầu chữa bệnh của nhân dân. Phương thuốc được Bộ y tế Trung Quốc chuẩn hóa và hệ thống trong Dược Điển Trung Quốc, làm cơ sở cho nghiên cứu, học tập và ứng dụng.
Với tính chất lịch sử và công dụng quý, Xuyên bối tỳ bà cao đã được du nhập sang nhiều nước có nền y học cổ truyền phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…theo con đường học tập, giao lưu phát triển y học của nhiều thầy thuốc đông y.
Càng về sau, dựa trên kinh nghiệm trị bệnh, Xuyên bối tỳ bà cao được vận dụng sáng tạo theo nhiều cách khác nhau, làm cho công hiệu của phương thuốc ngày càng trở nên toàn vẹn hơn. Như việc gia thêm các vị thuốc dân gian Việt Nam ô mai, vỏ quýt, mật ong, được các thầy thuốc đông y đánh giá là một trong những cách kết hợp khéo léo nhất, mang lại cho phương thuốc sự hội tụ cả tinh hoa y học cổ truyền phương Đông và kinh nghiệm dân gian Việt Nam.